Ý TƯỞNG QUAN TRỌNG
- Các kênh giá có thể được vẽ trên biểu đồ để giúp xem các xu hướng tăng và giảm trong một cặp chứng khoán, hàng hóa, ETF hoặc ngoại hối.
- Các nhà giao dịch cũng sử dụng các kênh giá để xác định các điểm Mua và Bán tiềm năng, cũng như đặt mục tiêu lợi nhuận và điểm cắt lỗ.
- Các kênh giá sẽ tăng dần hướng lên trong xu hướng tăng và sẽ giảm dần dốc xuống trong xu hướng giảm.
- Các chỉ báo kỹ thuật khác, chẳng hạn như chỉ báo khối lượng, có thể củng cố các tín hiệu được tạo ra từ các kênh giá.
- Thời gian kênh giá tồn tại sẽ giúp xác định sức mạnh cơ bản của xu hướng.
Đặc điểm của kênh giá
Trong phân tích kỹ thuật, một kênh giá xảy ra khi giá của một tài sản đang di chuyển giữa hai đường xu hướng song song. Đường xu hướng phía trên kết nối các mức đỉnh, trong khi đường xu hướng dưới kết nối các mức đáy. Kênh giá có thể hướng lên, xuống hoặc ngang trên biểu đồ.
Nếu giá thoát ra khỏi kênh giá để đi lên, động thái này có thể chỉ ra rằng giá sẽ tăng thêm. Ví dụ: biểu đồ dưới đây cho thấy một kênh giá và sự bứt phá (breakout) giá cổ phiếu của Tập đoàn Khách sạn Hyatt (H). Mặt khác, nếu giá phá vỡ dưới đáy của kênh, thì phe bán có thể đang nhiều hơn.
Kênh giá thường hoạt động tốt nhất trên các cổ phiếu có mức độ biến động trung bình, điều này quan trọng trong việc xác định mức lợi nhuận có thể có từ giao dịch. Ví dụ: nếu độ biến động thấp, thì kênh sẽ không lớn lắm nên lợi nhuận tiềm năng nhỏ hơn. Các kênh giá lớn hơn thường có nhiều biến động hơn, nên lợi nhuận tiềm năng lớn hơn.
Các loại kênh giá
Một kênh giá bao gồm ít nhất 4 điểm tiếp xúc vì chúng ta cần ít nhất hai điểm đáy kết nối với nhau và hai điểm đỉnh kết nối với nhau. Nói chung, có 3 loại:
Các kênh giá hướng lên được gọi là kênh giá tăng dần.
Các kênh giá hướng xuống là các kênh giá giảm dần. Các kênh giá tăng dần và giảm dần còn được gọi là kênh xu hướng bởi vì giá đang di chuyển theo một chiều hướng nhiều hơn.
Các kênh trong đó đường xu hướng nằm ngang được gọi là kênh ngang, phạm vi giao dịch (trading range) hoặc hình chữ nhật.
Mua hoặc Bán với kênh giá
Các kênh giá đôi khi có thể cung cấp các điểm mua và bán và có một số quy tắc để vào các vị thế mua hoặc bán:
- Khi giá chạm đến đường xu hướng trên, hãy bán vị thế Mua hiện tại của bạn hoặc vào vị thế Bán.
- Khi giá ở giữa kênh, không làm gì nếu bạn không có giao dịch hoặc giữ các giao dịch hiện tại của bạn.
- Khi giá chạm đường xu hướng dưới, hãy thoát vị thế Bán hiện tại của bạn hoặc vào 1 vị thế Mua.
Có 2 ngoại lệ cho các quy tắc này:
- Nếu giá phá vỡ đỉnh hoặc đáy của kênh, thì kênh đó không còn nguyên vẹn. Không bắt đầu bất kỳ giao dịch nào nữa cho đến khi một kênh mới hình thành.
- Nếu giá dao động giữa kênh trong một thời gian dài, một kênh mới hẹp hơn có thể được thiết lập. Tại thời điểm này, hãy vào hoặc thoát lệnh gần các điểm giới hạn của kênh hẹp hơn.
Trong một kênh tăng giá, hãy tập trung vào việc mua ở gần đáy của kênh và thoát ra ở gần đỉnh. Hãy cảnh giác với việc bán khống vì xu hướng đang tăng. Ví dụ: một kênh tăng dần được mô tả bên dưới trong cổ phiếu của NVIDIA Corporation (NVDA).
Trong khi kênh giảm dần, hãy tập trung vào lệnh Bán gần đỉnh kênh và thoát lệnh gần đáy kênh. Hãy thận trọng với các lệnh Mua trong kênh giảm giá vì xu hướng giảm.
Các hình thức phân tích kỹ thuật khác đôi khi được sử dụng để nâng cao độ chính xác của các tín hiệu từ kênh giá và xác nhận sức mạnh tổng thể của động thái tăng hoặc giảm. Một số công cụ khác để sử dụng trong khi giao dịch với kênh giá bao gồm:
- Đường trung bình động Phân kỳ hội tụ (MACD) thường sẽ gần đường 0 trong các kênh ngang. Đường MACD cắt qua đường tín hiệu cũng có thể chỉ ra các giao dịch Mua tiềm năng ở gần đáy của kênh hoặc các giao dịch Bán gần đỉnh của kênh.
- Stochastic giao cắt cũng có thể báo hiệu cơ hội Mua gần đáy kênh hoặc cơ hội Bán gần đỉnh.
- Khối lượng cũng có thể hỗ trợ trong các kênh giao dịch. Khối lượng thường thấp hơn khi giá ở trong các kênh, đặc biệt là gần giữa kênh. Các bức phá (breakout) thường đi kèm với khối lượng lớn. Nếu khối lượng không tăng khi có bức phá, thì nhiều khả năng kênh giá sẽ tiếp tục.
Xác định mức cắt lỗ và chốt lời bằng kênh giá
Các kênh giá có thể cung cấp khả năng quản lý tiền thể hiện với các mức cắt lỗ và mức chốt lời. Dưới đây là các quy tắc cơ bản để xác định những điểm này:
Nếu bạn đã Mua ở đáy kênh, hãy thoát ra và lấy lợi nhuận của bạn ở đỉnh kênh, nhưng cũng đặt lệnh cắt lỗ thấp hơn một chút so với đáy kênh, cho phép giá có phạm vi dao động.
Nếu bạn đã thực hiện một vị thế Bán ở đỉnh kênh, hãy thoát ra và chốt lời ở đáy kênh. Ngoài ra, hãy đặt lệnh cắt lỗ cao hơn đỉnh kênh một chút, cho phép giá có phạm vi dao động. Đây là kênh giảm dần của BCE Inc. (BCE) cùng với các điểm dừng lỗ và thoát lệnh tiềm năng.
Xác định sự chắc chắn của 1 giao dịch
Các kênh giá có khả năng xác định sự thành công của một giao dịch. Điều này được thực hiện thông qua sự xác nhận. Xác nhận thể hiện số lần giá bật trở lại từ đỉnh hoặc đáy kênh. Đây là các mức xác nhận quan trọng cần nhớ:
- 1-2: Kênh yếu (không thể giao dịch)
- 3-4: Kênh phù hợp (có thể giao dịch)
- 5-6: Kênh mạnh (đáng tin cậy)
- 6+: Kênh rất mạnh (đáng tin cậy hơn)
Ước tính thời gian giao dịch
Khoảng thời gian cần để đạt được điểm Bán từ lúc Mua cũng có thể được tính bằng cách sử dụng các kênh. Thực hiện bằng cách ghi lại lượng thời gian để các giao dịch được thực hiện trong quá khứ, sau đó lấy trung bình lượng thời gian để áp dụng cho tương lai. Ước tính này dựa trên giả định rằng biến động giá gần như bằng nhau về thời gian và giá cả. Tuy nhiên, đó chỉ là ước tính và không phải lúc nào cũng chính xác.
Các kênh có thể trông khác nhau tùy thuộc vào khung thời gian đã chọn. Ví dụ: một kênh giá trên biểu đồ hàng tuần có thể không hiển thị trên biểu đồ hàng ngày.
Kết luận
Các kênh giá cung cấp phạm vi để mua và bán khi giá di chuyển giữa các đường xu hướng. Bằng cách “bao bọc” chuyển động giá của cổ phiếu bằng hai đường song song, các tín hiệu mua và bán, cũng như mức cắt lỗ hoặc Lợi nhuận mục tiêu, có thể được ước tính. Kênh giá tồn tại trong bao lâu sẽ giúp xác định sức mạnh của kênh. Khoảng thời gian giá di chuyển từ đỉnh xuống đáy (hoặc đáy đến đỉnh) ước tính thời gian giao dịch có thể kéo dài bao lâu.
Nguồn: https://finashark.vn/trading-blog/kenh-gia-lap-bieu-do-con-duong-dan-den-thanh-cong.html
—————————————–
Theo dõi Finashark tại:
Website: https://finashark.vn/
Tradingview: https://vn.tradingview.com/u/Finashark/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCnV8p1EZSS0DTdtw2NQnHMg
Facebook:
https://www.facebook.com/finashark